Viêm bàng quang và phụ nữ – Mối quan hệ không lành mạnh

1.Tại sao phụ nữ hay bị viêm bàng quang

– Viêm bàng quang hay còn gọi là nhiễm trùng bàng quang, là một bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu cấp tính do vi khuẩn trong bàng quang gây ra. Trong một số trường hợp, tình trạng này có thể tái diễn lại nhiều lần trong thời gian dài. Viêm bàng quang cũng có thể do một số loại thuốc, xạ trị hoặc là một biến chứng của bệnh khác.

– Viêm bàng quang cấp là một bệnh thường gặp, đặc biệt là ở nữ giới. Theo thống kê cho thấy phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ít nhất đều bị một lần viêm bàng quang cấp. Một khi đã bị bệnh thì nguy cơ tái phát hoặc tái nhiễm bệnh thường là rất cao. Phụ nữ dễ bị viêm bàng quang hơn nam giới vì niệu đạo của phụ nữ rất ngắn, do đó vi khuẩn xung quanh vùng tầng sinh môn dễ dàng thâm nhập vào bàng quang. Nam giới sẽ ít bị viêm bàng quang hơn và một khi mắc bệnh thường có nguyên nhân do dị dạng đường tiểu, tắc nghẽn đường tiểu do sỏi hoặc phì đại tiền liệt tuyến.

Hầu như tất cả phụ nữ đều biết đến một lần trong đời mình bị các triệu chứng như liên tục buồn đi tiểu, rát bỏng khi đi, rồi đau ở bụng dưới. Bệnh nhiễm trùng bàng quang (hay viêm bàng quang) tuy dễ xử lý nhưng có thể rất khó điều trị nếu không được phát hiện sớm và đã gây biến chứng.

– Trong số nhiều lý do gây lây nhiễm qua đường tiểu tiện, lý do chủ yếu là cấu tạo phức tạp của cơ quan sinh dục nữ. Niệu đạo – đường dẫn nước tiểu của nữ giới ngắn nên mầm bệnh ở vùng hậu môn thường di chuyển dễ dàng đến bàng quang.

– Một nguyên nhân khác gây ra bệnh viêm bàng quang ở phụ nữ là thói quen uống ít nước dẫn đến tình trạng khó đẩy các mầm bệnh ra ngoài. Nguy cơ mắc bệnh viêm bàng quang thường sẽ tăng lên vào mùa hè, nhất là ở các nước xứ nóng, khi người dân ra mồ hôi nhiều và tiểu ít đi.

– Bạn cũng nên hết sức cẩn trọng với thuốc tránh thai vì đây cũng là một trong các nguyên nhân gây viêm bàng quang. Thuốc tránh thai khi thực hiện nhiệm vụ của mình sẽ gây tác dụng phụ là làm trở ngại việc bài tiết; mặt khác, còn thay đổi hệ vi khuẩn ở cơ quan sinh dục. Thuốc tránh thai cũng có thể một trong các nguyên nhân gây viêm bàng quang

– Vệ sinh kém cũng khiến các vi khuẩn sản sinh nhanh. Phụ nữ cần đặc biệt lưu ý điều này trong các kỳ kinh nguyệt. Ít thay băng vệ sinh cũng dễ dẫn đến viêm nhiễm. Ngược lại, làm vệ sinh nhiều quá cũng chưa hẳn đã tốt.
Nhiều phụ nữ mắc chứng sợ hãi vô cớ đối với các loại vi khuẩn nên thường xuyên sử dụng các chất diệt khuẩn hoặc không biết sử dụng phù hợp các sản phẩm vệ sinh. Chính sự chăm chỉ này đã vô tình giết chết các loài vi khuẩn không nguy hiểm và có thể ngăn chặn các loài vi khuẩn có hại ở ”chỗ kín”; nguy cơ lây nhiễm qua đường tiểu tiện vì thế mà tăng lên.

Có một điều tồn tại mà người ta gọi là cân bằng môi sinh vi khuẩn địa phương. Cũng giống như trong tự nhiên, giết hại một loài (ở đây là vi khuẩn) sẽ tạo điều kiện để các loài khác phát triển và sản sinh. Việc dùng vòi hoa sen trực tiếp vào âm đạo sẽ làm mất cân bằng hệ vi khuẩn cũng là nguồn gốc gây bệnh.

Các nhân tố gây ra việc đọng nước tiểu ở bàng quang, nhất là bệnh táo bón cũng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Một vài loại bệnh tật cũng làm tăng nguy cơ viêm nhiễm do đọng nước tiểu ở bàng quang; đó là bệnh đái đường, chứng bại liệt hay các bệnh thần kinh.

Một số loại viêm bàng quang cũng phụ thuộc vào đời sống tình dục của bạn và sự thay đổi hormone. Ở phụ nữ, căn bệnh đặc biệt này xuất hiện vào thời kỳ đang mang thai hoặc mãn kinh, vì đây là giai đoạn thay đổi hormone mạnh mẽ nhất.

– Cuối cùng, một nguyên nhân ít được lưu tâm của bệnh viêm bàng quang là mặc quần áo. Mặc quần áo quá chật có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể, kích thích tiết mồ hôi gây ẩm vùng kín, tạo điều kiện cho các vi khuẩn cư trú và phát triển.

Viem bang quang nu 3
2. Các thời điểm dễ bị viêm bàng quang

– Thời kỳ bắt đầu đời sống tình dục: Vết rách ở màng trinh có thể gây ra viêm bàng quang sau các lần ân ái. Các mảnh rách của màng trinh dính vào vách âm đạo tạo thuận lợi cho mầm bệnh đi lên bàng quang. Đây là chứng viêm bàng quang của tuần trăng mật, có khi kéo dài cho đến khi có con.

– Trong thời gian mang thai: 10% phụ nữ có thể bị nhiễm trùng niệu đạo trong thời gian này. Đó là do sự phát triển của bào thai kéo theo tình trạng ứ đọng nước tiểu.

– Sau khi sinh: Các vết rách ở bộ phận sinh dục làm giảm bớt khoảng cách giữa hậu môn và cơ quan sinh dục nữ làm cho mầm bệnh dễ dàng xâm nhiễm. Việc khâu lại sẽ giải quyết được vấn đề này.

– Tuổi mãn kinh: Việc hormone sinh dục ngưng tiết ra kéo theo việc hẹp và khô âm đạo làm màng nhầy dễ vỡ, kèm với sức đề kháng kém sẽ dễ dàng cho vi khuẩn tấn công

 

Photo 1723594167276 17235941683021720448191

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *