Gọi miễn phí:
R2, Royal City, 72A Nguyễn Trãi, Thanh Xuân , Hà Nội, Việt Nam
Hotline: 09.15.15.5555
Bác sĩ Trung thực hiện phẫu thuật nội soi thận qua da tại bệnh viện Việt Pháp. 2000 - 2014
Bác sĩ Trung thực hiện phẫu thuật nội soi thận qua da tại bệnh viện Vinmec. 2016 đến nay.
BS. Lê Sĩ Trung chủ toạ phiên họp "Nội soi tán sỏi thận qua da". Hội nghị khoa học lần thứ VII. Hội Tiết niệu - Thận học Việt Nam (VUNA).
BS. Lê Sĩ Trung thành viên đoàn chủ tịch “Hội nghị Quốc tế ứng dụng Laser trong Phẫu thuật Nội soi Tiết niệu". Thượng Hải.
BS. Lê Sĩ Trung điều khiển phiên họp "Phẫu thuật nội soi tiết niệu". Hội nghị khoa học lần thứ VIII. Hội Tiết niệu - Thận học Việt Nam (VUNA).
Tổng BT báo Dân Trí Phạm Huy Hoàn (đứng giữa) tặng hoa BS. Lê Sĩ Trung & BS.JC Mignotte tại buổi giao lưu trực tuyến.
   
Lịch Làm Việc

1, Để được Bác Sĩ Lê Sĩ Trung trực tiếp khám và phẫu thuật, liên hệ hotline: 09.15.15.5555.

2, Khám bệnh: Thứ 2,4,6.
    Phẫu thuật:  Thứ 3,5,7.
Khoa Tiết niệu, BV Đa khoa Quốc tế Vinmec, 458 Minh Khai, Hà Nội.

 
Trân trọng !
Bác sĩ
LÊ SĨ TRUNG
Ủy viên Ban Chấp hành Hội Tiết niệu Thận học Việt Nam.
Ủy viên Thường vụ Hội Tiết niệu Thận học Hà Nội.
Cựu Bác sĩ Nội trú các Bệnh viện Rennes, Cộng hòa Pháp.
Nguyên Trưởng khoa Phẫu thuật Tiết niệu BV Việt Pháp HN.
Cộng tác viên Bệnh viện Raffeles, Singapore.
Bác sĩ LÊ SĨ TRUNG

Bác sĩ LÊ SĨ TRUNG có hơn 30 năm kinh nghiệm về phẫu thuật tiết niệu người lớn và trẻ em. Lĩnh vực chuyên sâu bao gồm: ứng dụng kỹ thuật cao ít xâm hại điều trị sỏi tiết niệu THAY THẾ MỔ MỞ; phẫu thuật tạo hình các dị dạng sinh dục - tiết niệu; phẫu thuật trẻ hóa bộ phận sinh dục nữ; liệu pháp điều trị tận gốc liệt dương; tăng nhạy cảm “Điểm G”; phẫu thuật T.O.T điều trị són tiểu ở phụ nữ; và són tiểu sau mổ tuyến tiền liệt ở nam giới.

Hỗ trợ khám chữa bệnh tại Singapore: Xác định chẩn đoán; lựa chọn phương pháp tối ưu; lựa chọn phẫu thuật viên giỏi nhất theo từng loại bệnh và trực tiếp tham gia mổ, điều trị sau mổ nếu có nhu cầu.

Trân trọng !

Sách đã xuất bản
   Sách của bác sĩ Lê Sĩ Trung sẽ là một đóng góp quan trọng và được mong đợi, đặc biệt là ở các trung tâm chuyên khoa đang hăng hái nghiên cứu phẫu thuật ưu việt này.

Sau khi đọc xong sách “Phẫu thuật nội soi thận qua da” của bác sĩ Lê Sĩ Trung, tôi hy vọng rằng nhiều bạn đọc thấy rõ toàn bộ lợi ích của phẫu thuật ít sang chấn này và nhận định khả năng thực hiện trong điều kiện Việt Nam là rất khả thi.
 
 Giáo sư Nguyễn Bửu Triều
 Chủ tịch Hội Tiết niệu Việt Nam
Chỉ cách đây vài chục năm, khi các phẫu thuật kinh điển đã giúp các nhà phẫu thuật tiết niệu giải quyết gần như hoàn hảo mọi tình huống của sỏi tiết niệu, thì đột nhiên bùng nổ một cuộc cách mạng kỹ thuật, sử dụng các phương pháp hiện đại hơn, các dụng cụ tinh vi hơn, ít gây sang chấn, vừa đáp ứng tối đa các yêu cầu về điều trị, vừa đảm bảo chất lượng sống tốt hơn cho mọi người bệnh.
Các sách đã xuất bản của Bác sĩ Lê Sĩ Trung.
1. Bệnh học lồng ngực trẻ em (Đồng tác giả). NXBYH 2002
2. Phẫu thuật nội soi thận qua da. NXBYH 2004.
   

Dân trí: Xua tan nỗi lo của bệnh nhân sỏi thận

Cập nhật: 24/12/2015
Lượt xem: 7428
Buổi giao lưu “Những phương pháp điều trị sỏi thận hiệu quả” đã khép lại thành công và hy vọng rằng giải đáp của các chuyên gia đã giúp xua tan phần nào nỗi lo của bệnh nhân sỏi thận.
 
 
Tổng Biên tập báo Dân trí Phạm Huy Hoàn (đứng giữa) tặng hoa các khách mời tham gia buổi giao lưu.
 
Phần lớn trong số hàng trăm câu hỏi bạn đọc gửi vể là những băn khoăn về phương pháp điều trị nào là hiệu quả nhất cho kích thước sỏi thận cụ thể đang tồn tại trong cơ thể người bệnh.

Theo BS Lê Sĩ Trung, Trưởng khoa Phẫu thuật Tiết niệu BV Việt Pháp: Trên thế giới, cũng như ở Việt Nam hiện nay, các bác sĩ thường áp dụng nhiều phương pháp cho từng đối tượng bệnh nhân khác nhau.

Cách phổ biến nhất là phương pháp mổ mở dành cho các loại sỏi lớn trên 20mm. Nhưng với phương pháp này, người bệnh sẽ phải chịu đựng đau đớn kéo dài, có khả năng biến chứng nhiễm trùng, chảy máu, suy giảm chức năng thận từ 10-30%  trong trường hợp sỏi san hô phức tạp, suy yếu thành bụng, thậm chí sỏi còn bị sót. Điều này gây tổn thương và suy giảm sức khỏe rất lớn cho người bệnh sau khi phẫu thuật.

Từ năm 1980, phương pháp nội soi sỏi thận qua da chuẩn  thức (Standard NLPC) được ứng dụng thành công và trở thành một phương pháp phẫu thuật phổ biến trên thế giới, khắc phục được hầu hết những biến chứng hậu  phẫu cho bệnh nhân. Chức năng thận tạm chấp nhận mức suy giảm dưới 1%, tỷ lệ chảy máu cũng chỉ khoảng 2%. Đây là tín hiệu tốt cho những bệnh nhân sỏi thận. Tuy nhiên, phương pháp này lại chỉ thường áp dụng ở những bệnh nhân có sỏi lớn hơn 20mm hoặc sỏi san hô.

Với các trường hợp sỏi nhỏ hơn 10mm, thì phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể được áp dụng. Tuy nhiên, nếu sỏi quá cứng hoặc ở đài dưới thận hay có bất thường về giải phẫu thì có thể là nguyên nhân gây thất bại, ngay cả khi bệnh nhân đã phải tán nhiều lần.

Và phương pháp mới nhất hiện nay là phẫu thuật nội soi thận qua da siêu nhỏ (Ultra-mini NLPC) dành cho các trường hợp sỏi có kích thước từ 10-20mm. Phương pháp này đã được các bác sĩ BV Việt Pháp nghiên cứu và ứng dụng thành công từ tháng 10/2012.
Giải thích, về phương pháp mới nhất phẫu thuật nội soi thật qua da  siêu nhỏ, BS Lê Sĩ Trung cho biết:

Nếu nội soi thận qua da chuẩn thức (Standard NLPC) được các bác sĩ rạch 10mm tại vùng lưng để đưa dụng cụ vào tán sỏi và hút  ra thì với phương pháp nội soi thận qua da siêu nhỏ (Ultra-mini NLPC), vết rạch chỉ còn 4,5mm. Đây là thành quả nhiều năm nghiên cứu của các bác sĩ, giúp bệnh nhân sỏi thận giảm thiểu sang chấn sau mổ (chức năng thận chỉ bị mất dưới 0,12%), ít đau nhất và thời gian điều trị rút ngắn chỉ còn 1-2 ngày.

Và mặc dù có hạn chế về kích thước sỏi do tính chất “siêu nhỏ” của  phương pháp nhưng đây vẫn là một sự lựa chọn lý tưởng cho  những bệnh nhân sỏi thận có kích thước 10-20mm hoặc sỏi niệu quản có kích thước tương tự nằm  ở 1/3 trên, đặc biệt với những trường hợp thất bại sau tán sỏi ngoài cơ thể hoặc nội soi niệu quản và có thể áp dụng ngay trên trẻ nhỏ.

 
Nội soi thận qua da siêu nhỏ (Ultra-mini NLPC) thực sự là một giải  pháp hữu hiệu, cho phép bù lấp khoảng trống với những sỏi quá lớn nếu tán sỏi ngoài cơ thể nhưng lại quá nhỏ và đáng tiếc nếu phải mổ mở. Trên thực tế, tỷ lệ các bệnh nhân này rất lớn.
 
Nếu như nội soi thận qua da chuẩn thức cho phép thay thế hoàn toàn mổ mở trong điều trị sỏi thận phức tạp thì nội soi thận qua da siêu nhỏ góp phần hoàn thiện hơn trong điều trị ngoại khoa sỏi tiết niệu.

 
 
Tổng Biên tập báo Dân trí Phạm Huy Hoàn (đứng giữa) cùng các khách mời tham gia buổi giao lưu
 
Về kỹ thuật gây mê trong từng phương pháp mổ nội soi lấy sỏi, BS Jean Claude Mignotte, Khoa gây mê hồi sức BV Việt Pháp Hà Nội, cho biết: “Kỹ thuật gây mê trong các phương pháp lấy sỏi thận là không khác nhau mà chủ yếu phụ thuộc vào thể trạng và tình trạng bệnh lý của bệnh nhân. Đối với phương pháp lấy sỏi ngoài cơ thể (LEC) và mổ nội soi niệu quản ngược dòng lấy sỏi cộng đặt ống thông niệu quản thì thời gian gây mê ngắn. Đối với kỹ thuật mổ nội soi tán sỏi qua da, thời gian gây mê kéo dài lâu hơn so với 2 phương pháp trên”.

Cụ thể, đối với phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể (LEC), bệnh nhân cần phải ở trong phòng hồi sức sau mổ khoảng 1 tiếng và xuất viện khoảng 1 ngày sau đó và có thể đi làm lại được luôn.

Đối với mổ nội soi tán sỏi thận qua da (NLPC), bệnh nhân phải ở lại phòng hồi sức khoảng 2 tiếng và 2, 3 ngày sau mới có thể đi làm lại bình thường.

Đối với phương pháp là mổ nội soi niệu quản ngược dòng lấy sỏi và đặt ống thông niệu quản, việc gây mê và hồi sức sau mổ sẽ phụ thuộc vào mức độ khó của bệnh lý và thời gian mổ. Trung bình, bệnh nhân cũng chỉ cần hồi sức sau mổ khoảng 1 tiếng.

Tại bệnh viện Việt - Pháp, cả ba phương pháp này đều được tiến hành dưới gây mê toàn thân. Đối với LEC, thời gian gây mê chưa đến 1 tiếng. Còn đối với phương pháp NLPC và mổ nội soi niệu quản ngược dòng lấy sỏi và đặt ống thông niệu quản, thời gian gây mê phụ thuộc vào mức độ khó và vị trí của viên sỏi, có thể kéo dài đến 2,3 tiếng.

BS Jean Claude Mignotte cũng lưu ý những trường hợp đặc biệt như bị suy thận thì cần phải áp dụng 1 số kỹ thuật đặc biệt khi gây mê hay như trường hợp đặt stent động mạch vành thì cần phải ngừng dùng thuốc Plavix (nếu có) trước 10 ngày và sử dụng các loại thuốc chống đông thay thế khác sẽ do bác sĩ gây mê chỉ định.

Một vấn đề khác cũng được bạn đọc quan tâm là chi phí điều trị và bảo hiểm xã hội có chi trả cho những kỹ thuật cao và mới này?

Theo BS Lê Sĩ Trung, tuỳ vào tình trạng bệnh và phương pháp thực hiện.

Ví dụ với sỏi thận 12mm nằm ở nhóm đài dưới thì nên áp dụng phương pháp nội soi thận qua da siêu nhỏ với chi phí là  khoảng 40 triệu đồng, thời gian nằm viện chỉ là 1-2 ngày.

Hay như trường hợp sỏi niệu quản cũng có đường kính 12mm mà không thể điều trị bằng thuốc tán sỏi (do sỏi có thành phần hóa học không phải là là axit uric hoặc cystine) thì nên sử dụng phương pháp nội soi niệu quản ngược dòng với chi phí cho phương pháp này tại BV Việt - Pháp Hà Nội khoảng 30 triệu đồng.

Về chi trả theo chế độ bảo hiểm, bác sĩ Trần Quốc Khoa, Trưởng phòng hành nghề y ngoài công lập, Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết: “Bảo hiểm xã hội chỉ chi trả mức phí điều trị sỏi theo quy định của Bộ Y tế, phần còn lại người bệnh phải đồng chi trả”.

Nguồn Dân trí: http://dantri.com.vn/suc-khoe/xua-tan-noi-lo-cua-benh-nhan-soi-than-1363144374.htm

Có thể bạn quan tâm: 

Chữa bệnh sỏi thận 

Thoát vị bẹn ở trẻ em

Nội soi sỏi thận

Điều trị cơn đau quặn thận

Điều trị hẹp bao quy đầu ở trẻ em

Điều trị bệnh tiền liệt tuyến

Són tiểu ở phụ nữ



Các thông tin báo chí khác:
Sức khỏe & đời sống (Bộ y tế): Chặn biến chứng cơn đau quặn thận (5025 lượt xem)
Sức khỏe & đời sống (Bộ y tế): Phình niệu quản ở trẻ em, làm sao phát hiện? (2606 lượt xem)
Sức khỏe & đời sống (Bộ y tế): Những chuyện tiểu mà không tiện (3421 lượt xem)
Sức khỏe & đời sống (Bộ y tế): Són tiểu ở nam giới, phòng ngừa có khó? (3530 lượt xem)
Sức khỏe & đời sống (Bộ y tế): Són tiểu, trị không khó (7578 lượt xem)
Sức khỏe & đời sống (Bộ y tế): Bí tiểu và cách trị (2954 lượt xem)
Sức khỏe & đời sống (Bộ y tế): Xử trí bất thường hay gặp ở bao quy đầu (9136 lượt xem)
Sức khỏe & đời sống (Bộ y tế): Có thể trị dứt điểm sỏi do gút? (7025 lượt xem)
Sức khỏe & đời sống (Bộ y tế): Lưu ý đặc biệt khi mắc sỏi tiết niệu (5067 lượt xem)
Sức khỏe & đời sống (Bộ y tế): Hủy bỏ nội tiết tố nam trị ung thư tiền liệt tuyến (2149 lượt xem)
Sức khỏe & đời sống (Bộ y tế): Ung thư tinh hoàn: biết sớm, chữa nhanh (4992 lượt xem)
Sức khỏe & đời sống (Bộ y tế): Khi ung thư hỏi thăm “của quý” (3108 lượt xem)
Sức khỏe & đời sống (Bộ y tế): Nguyên tắc vàng ngừa viêm bàng quang ở nữ (14218 lượt xem)
Sức khỏe & đời sống (Bộ y tế): Tránh sỏi tiết niệu khi chữa loãng xương (12184 lượt xem)
Sức khỏe & đời sống (Bộ y tế): Những lưu ý khi tán sỏi ngoài cơ thể (3198 lượt xem)
Dân trí: Dân trí: Kỹ thuật nội soi thận qua da siêu nhỏ lần đầu tiên tại Việt Nam (0 lượt xem)
Suckhoetretho.vn: Giải pháp chữa són tiểu ở phụ nữ. (442 lượt xem)
Khoahoc.TV: Tán sỏi thận nội soi qua da (Phần 1) (422 lượt xem)
Dân trí: BS Lê Sĩ Trung giao lưu trực tuyến về sỏi tiết niệu tại báo Dân trí (9558 lượt xem)
Phụ nữ Việt Nam: Sóng xung kích giúp phục hồi ‘bản lĩnh’ (319 lượt xem)
Sức khỏe & đời sống (Bộ y tế): Điểm G đạt cực khoái của nàng (464 lượt xem)
Phụ nữ Việt Nam: Lí do phụ nữ bị viêm bàng quang cao gấp 9 lần nam giới (7706 lượt xem)
Phụ nữ Việt Nam: Chỉ 1 vết màu đỏ tại quy đầu, dấu hiệu SOS (3259 lượt xem)
Dân trí: Khỏi bệnh huyết áp cao ác tính nhờ... phẫu thuật (345 lượt xem)
Thư viện Quốc Gia Việt Nam: Luận án Tiến Sỹ Y Khoa - Điều trị són tiểu ở phụ nữ bằng phương pháp T.O.T (422 lượt xem)
Y học Thành phố HCM: Điều trị són tiểu ở phụ nữ bằng phương pháp T.O.T (345 lượt xem)
Khoahoc.TV: Tán sỏi thận nội soi qua da (527 lượt xem)
Dân trí: Phì đại tuyến tiền liệt có đáng sợ? (4490 lượt xem)
Dân trí: Dễ nhầm giữa dính bao quy đầu và hẹp bao quy đầu (12458 lượt xem)
Dân trí: Làm gì khi bị thắt nghẹt bao quy đầu? (8811 lượt xem)
Dân trí: Các bất thường ở vùng bìu trẻ em (3577 lượt xem)
Dân trí: Điều trị chứng giãn tĩnh mạch tinh như thế nào? (13933 lượt xem)
Dân trí: Làm gì khi tinh hoàn ẩn? (8340 lượt xem)
Sức khỏe và đời sống (Bộ y tế): Hết lo són tiểu sau mổ tuyến tiền liệt (11957 lượt xem)
Sức khỏe & đời sống (Bộ y tế): “Liệu pháp” dinh dưỡng trị sỏi tiết niệu tái phát (11370 lượt xem)
Dân trí: Làm gì khi bị són tiểu? (11727 lượt xem)
Dân trí: Suy giảm tình dục ở người cao tuổi: Hiểu sao cho đúng? (3102 lượt xem)
Sức khỏe & đời sống (Bộ y tế): Ðối phó với các loại sỏi tiết niệu (19756 lượt xem)
Sức khỏe & đời sống (Bộ y tế): Chấm dứt viêm bàng quang tái phát ở nữ - Cách gì? (12659 lượt xem)
Dân trí: Những thủ phạm gây nhiễm trùng đường tiết niệu (14719 lượt xem)
Sức khỏe & đời sống (Bộ y tế): Phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu tái phát (7428 lượt xem)
Tri thức và phát triển: Bác sĩ LÊ SĨ TRUNG: Ngời sáng một tấm gương y đức (4151 lượt xem)
Phụ nữ Việt Nam: Nam giới cần đi khám ngay nếu có 4 dấu hiệu này (4986 lượt xem)
Sức khỏe & đời sống (Bộ y tế): Nội soi tán sỏi qua da, những điều còn băn khoăn (19257 lượt xem)
Sức khỏe & đời sống (Bộ y tế): Liệu pháp mới điều trị rối loạn cương dương (5161 lượt xem)
Sức khỏe & đời sống (Bộ y tế): Thủ thuật làm tăng nhạy cảm “điểm G”: Trả lại sự thăng hoa cho phái đẹp (11885 lượt xem)
Y học thực hành – Bộ y tế: Nội soi thận qua da siêu nhỏ lần đầu tiên tại Việt Nam (9857 lượt xem)
Vnexpress.net: Việt Nam lần đầu nội soi thận qua da siêu nhỏ (958 lượt xem)
Dân trí: Bệnh nhân sỏi thận: Lo lắng tìm giải pháp điều trị. (571 lượt xem)
Sở y tế Hà Nội: Nội soi thận qua da siêu nhỏ lần đầu tiên ứng dụng thành công tại Việt Nam (658 lượt xem)
Bác sĩ Lê Sĩ Trung
Chuyên khoa Tiết niệu - nam HỌC

R2, Royal City, 72A Nguyễn Trãi, Thanh Xuân , Hà Nội

Hotline: 09.15.15.5555
Email: lesitrung@hotmail.com
Website: www.letrungtietnieu.com.vn
 


Thống kê truy cập
Số người online: 8
Tổng truy cập: 944.484
Bản đồ đường đi
Nhấn Like để được khám bệnh Online và nhận những kiến thức mới nhất về bệnh Tiết Niệu
© 2015 Copyright Lê Trung Tiết Niệu
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ trực tuyến

Tư vấn khách hàng

Chăm sóc khách hàng