Chứng loãng xương và sự tạo thành sỏi

Liên quan giữa chứng loãng xương với sự tạo thành sỏi tiết niệu. Những lưu ý khi điều trị loãng xương.

Chứng loãng xương rất phổ biến ở người cao tuổi và rất không may là tỷ lệ sỏi tiết niệu cũng tăng lên theo tuổi. Điều trị loãng xương (bổ xung can-xi) có tăng nguy cơ gây sỏi tiết niệu tái phát hay không và cần chú ý gì để tránh tình trạng “Tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa?”

Thế nào là chứng loãng xương

Loãng xương là quá trình biến đổi về chất lượng và số lượng của xương dẫn đến viêc xương mất đi độ vững chắc và xương trở nên rất dễ gãy cho dù chỉ với những tác động rất nhẹ ví dụ như gãy đầu dưới 2 xương cẳng tay chỉ vì xách 1 xô nước nhẹ.
Không nên lẫn lộn giữa chứng loãng xương với việc gãy cổ xương đùi hay gặp trong chứng mãn kinh ở phụ nữ.

Phân loại điểm T

– Điểm T > -1: Bình thường
– Điểm T từ -1 đến -2.5: osteospenie
– Điểm T < -2,5: Loãng xương

Những sự liên quan giữa tiêu xương và bệnh sỏi tiết niệu

Ở những người bị sỏi tiếu niệu thường hay gặp tình trạng loãng xương và do vậy cũng dễ bị gãy xương hơn. Đó là lý do cần phải điều trị tình trạng loãng xương khi điểm T < -2,5.

Những yếu tố nguy cơ dễ gây chứng loãng xương

Được chia làm 2 nhóm:
– Những yếu tố nguy cơ thông thường.
– Những yếu tố nguy cơ đặc biệt, liên quan với sự bất thường của quá trình lưu chuyển can-xi.

Những yếu tố nguy cơ thông thường:

– Bệnh thận mãn tính, suy thận nhẹ, toan chuyển hoá.
– Chế độ ăn nghèo can-xi kéo dài.
– Thiếu hụt vitamin D.
– Cường cận giáp thứ phát.
– Đái đường.
– Chế độ ăn nhiều muối, nhiều đạm và nhiều chất cồn (rượu, bia)
– Người cao tuổi, lười hoạt động.
– Mãn kinh.
– Dùng thuốc lợi niệu: việc sử dụng thuốc lợi niệu ngăn cản sự hấp thu muối dẫn đến nồng độ muối trong nước tiểu luôn đậm đặc sẽ dẫn đến tình trạng tăng nồng độ can-xi trong nước tiểu.
Những yếu tố nguy cơ đặc biệt, liên quan với sự bất thường của quá trình lưu chuyển can-xi:
Cần kiểm tra nếu như có sỏi phụ thuộc can-xi (brushite, weddellite, carbapatite…). Ở những bệnh nhân này cần phải truy lùng tình trạng nồng độ can-xi đậm đặc trong nước tiểu và những bất thường của quá trình lưu chuyển can-xi mà đúng ra can-xi phải được đưa vào xương nhưng lại chuyển bất thường vào nước tiểu. Trong trường hợp đó,chúng ta cần tìm ra cơ chế và trước tiên là điều chỉnh những bất thường đó:
– Trong cường cận giáp thứ phát, cần điều chỉnh tình trạng thiếu hụt vitamin D với mục đích đạt đượchown 35ng/Ml. Điều chỉnh cung cấp can-xi, phải đạt được từ 900mg đến 1000mg chia đều trong ngày.
– Điều chỉnh nếu lượng muối đưa vào cơ thể quá nhiều.
– Điều chỉnh nếu ăn quá nhiều đạm vì sẽ làm đậm độ can-xi trong nước tiểu tăng cao.

Ba cơ chế của tăng can-xi trong nước tiểu:

– Hấp thu qua đường tiêu hoá.
– Tiêu xương.
– Bệnh thận tiên phát.
Trong 3 cơ chế gây tăng can-xi trong nước tiêu nói trên, cần lưu ý đến 2 cơ chế sau cù cơ chế đầu tiên ( tăng hấp thu qua đường tiêu hoá) không gây ra tình trạng loãng xương.

Điều trị loãng xương

Vai trò của bác sĩ nội khoa đặc biệt là chuyên khoa khớp:

Điều quan trọng đầu tiên là phải bảo đảm chắc chắn đã tìm thấy có sự liên quan giữa sỏi tiết niệu với tình trạng loãng xương. Ví dụ: Nếu như ở 1 phụ nữ đã mãn kinh vài năm, bắt đầu có tình trạng tăng cân, và phát hiện ra có tăng can-xi trong nước tiểu và đồng thời bị chứng loãng xương thông thương sau mãn kinh. Trong trương hợp này hoàn toàn không có nguy cơ bị sỏi do loãng xương. Ở bệnh nhân các bác sĩ chuyên khoa khớp sẽ có trách nhiệm điều trị và này chỉ cần điều trị loãng xương.

Vai trò của bác sĩ chuyên khoa thận:

Trường hợp cường cận giáp tiên phát cần phải điều trị ngoại khoa.

Tuy nhiên, với loãng xương thứ phát do bất thường của quá trình lưu chuyển can-xi sẽ do bác sĩ chuyên khoa thận điều trị sau khi đã xác định cơ chế của tình trạng tăng can-xi trong nước tiểu bằng các xet nghiệm sinh hoá và chụp mật độ xương (osteodensitiometrie).

Trường hợp thất thoát can-xi do thận: Việc điều trị được bảo đảm bằng lợi niệu Thiazide, bồi phụ sự thiếu hụt vitamin D và bổ xung can-xi. Để điều trị dứt điểm tình trạng loãng xương thứ phát do tăng can-xi trong nước tiểu cần khoảng 5 năm
– Nếu tình trạng thất thoát can-xi do thận được khống chế nhờ Thiazide thì sau khoảng 4-6 năm, bác sĩ sẽ quyết định khi nào ngừng điều trị.
– Nếu dùng thức ăn chứa đủ can-xi khoảng 1 gr/ngày thì không nênuống gói bột can-xi vì sẽ gây tăng đậm độ can-xi nước tiểu và hơn nữa sẽ làm giảm khả năng hấp thu có trong thức ăn qua đường tiêu hoá. Thay vào đó , nên uống nước giàu can-xi chia đều các lần trong ngày.
– Nếu cần phải bổ xung vitamin D, cần thông báo trước cho bệnh nhân rằng các chống chỉ định của vitamin D không áp dụng trpng trường hợp này.
– Nếu thiếu hụt < 15 ng/ml : uống 100 000 UI / ngày liên tục trong 15 ngày, sau đó nghỉ 15 ngày, rồi lại uống liên tục 15 ngày.
Quá trình điều trị loãng xương sẽ không gây sỏi tiết niệu nếu không gây tăng đậm độ can-xi trong nước tiểu. Tốt nhất là luôn giữ được nồng độ can-xi nước tiểu luôn < 3,8 mmol/L. Ngay cả khi nồng độ can-xi nước tiểu cao nhưng bảo đảm uống nhiều nước cũng hạn chế việc tạo sỏi. Sẽ là rất sai lầm nếu dùng Bíphosphonates vì nó gây tiêu xương, cản trở sự tái tạo xương.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *